Các Vị Trí Trong Bóng Rổ Hiện Đại PG – SG – SF – PF Mà Mọi Cầu Thủ Cần Biết

Bóng rổ là một trong những trò chơi vận động phổ biến có lượt theo dõi nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau bóng đá. Bộ môn thể thao này mang tính đồng đội cao với 5 cầu thủ thi đấu trên sân ở mỗi trận.

Bài viết sau sẽ chia sẽ chi tiết hơn về các vị trí trong bóng rổ cũng như những yếu tố cần thiết để chơi giỏi các vị trí quan trọng nhất trong bóng rổ, cùng hanhdongvihanoi tìm hiểu!

Tổng quan về các vị trí trong bóng rổ hiện đại

Bóng rổ là một môn thể thao mang tính tập thể, gồm 2 đội thi đấu với 5 thành viên chủ chốt trên sân. Mỗi cầu thủ sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau nhưng phải hỗ trợ và duy trì đội hình nhằm hướng tới mục tiêu chiến thắng.

Các vị trí trong bóng rổ được phân bố rõ ràng, không quá lấn lướt để tránh đội hình bị chia cắt, khó ghi điểm vào rổ đối thủ.

Hậu vệ dẫn bóng (PG – Point Guard)

Point Guard – vị trí PG trong bóng rổ hay hậu vệ dẫn bóng là một trong các vị trí trong bóng rổ gần như quyết định đến sức tấn công của toàn đội. Thông thường đây sẽ thuộc về cầu thủ sở hữu kỹ năng dẫn bóng tốt nhất nhì đội hình.

Point Guard

PG có nhiệm vụ sắp xếp hàng công, bình tĩnh đưa bóng vào phần sân đối thủ và tìm một vị thế tốt để chuyền bóng, kiến tạo chính.

Theo chia sẻ từ các HLV, để trở thành PG giỏi thì bạn cần sở hữu khả năng đọc vị trận đấu, nhồi bóng tốt cũng như tung ra những đường bóng sắc sảo. Hoặc xử lý tình huống đột phá thông minh tại khu vực bảng rổ của đối phương.

Đặc biệt, hậu vệ dẫn bóng chính hiệu không thể thiếu vũ khí lợi hại nhất là kỹ năng ném 3 điểm. Trong lịch sử bóng rổ thế giới, những cái tên nổi bật ở vị trí PG có thể kể đến như: Russell Westbrook, Stephen Curry, Chris Paul, Steve Nash…

Hậu vệ ghi điểm (SG – Shooting Guard)

Tìm hiểu các vị trí SG trong bóng rổ thì cần phải kể đến Shooting Guard – SG hay còn gọi là hậu vệ ghi điểm. Những cầu thủ SG thường sở hữu cách chơi toàn diện, ném bóng nhiều nhất và cũng có thể coi như “nhạc công” của cả đội.

Hậu vệ ghi điểm sở hữu khả năng phòng thủ xuất sắc và tự tạo ra các cú dứt điểm khi tấn công về phía bảng rổ đối phương. Mặt khác, SG cũng là một vũ khí tấn công từ xa vô cùng cần thiết cùng khả năng ném 3 điểm tốt.

Shooting Guard

Theo các HLV, để trở thành hậu vệ ghi điểm giỏi, bạn cần phải thật sự bản lĩnh, phán đoán nhanh nhạy. Cùng với đó là tốc độ di chuyển tốt để có thể chạy lên trước để luân chuyển vị trí cho Small Forward. Cũng giống như Power Forward, SG thuộc các vị trí trong bóng rổ ghi điểm nhiều nhất.

Những cầu thủ này sở hữu khả năng dẫn bóng, ném, lên rổ khá tốt với chiều cao vượt trội giúp rebound cho Center. Trong lịch sử bóng rổ thế giới, các cầu thủ xuất sắc chơi ở vị trí PG có thể kể đến như: Michael Jordan, Manu Ginóbili, Kobe Bryant, Dwyane Wade…

Tiền phong phụ (SF – Small Foward)

Small Forward (SF) – vị trí SF trong bóng rổ hay tiền đạo phụ là vị trí giữ vai trò ghi điểm chủ yếu hơn phòng thủ. Những cầu thủ này đều rất đa năng, kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ cũng như sở hữu khả năng linh hoạt cao.

Để thành một tiền đạo phụ giỏi thì yêu cầu bạn phải thật nhanh nhẹn với dáng người nhỏ gọn giúp cướp bóng và đột phá dễ dàng vào góc chết hay chạy về phòng thủ.

Ngoài ra, SF thực thụ rất cần khả năng ăn ý cùng PF hay Center khi thi đấu trên sân. Trong lịch sử thể thao, cầu thủ SF nổi tiếng có thể kể đến là Larry Bird, Kevin Durant, LeBron James, Carmelo Anthony…

Tiền phong chính (PF – Power Foward)

Power Forward (PF) hay tiền đạo chính thuộc các vị trí trong bóng rổ sở hữu chiều cao cùng sức mạnh lý tưởng. Những cầu thủ này luôn đứng tại một nơi cố định được HLV lựa chọn theo đúng chiến thuật đặt ra. Nhiệm vụ của PF là hỗ trợ trung phong chủ đạo trong rebound cả về tấn công lẫn phòng thủ và ghi điểm khi bóng bật bảng.

Vị trí Power Forward (PF)

Theo chia sẻ của các HLV, một tiền đạo chính giỏi cần đáp ứng yêu cầu về sức mạnh và cơ bắp. Hơn thế nữa, PF cũng nên tích cực tấn công và phòng thủ giúp tạo cầu nối cho hậu vệ với trung phong.

Trong lịch sử bóng rổ thế giới, rất nhiều cầu thủ nổi tiếng giữ vị trí PF trong bóng rổ như: Karl Malone, Tim Duncan, Blake Griffin, Dirk Nowitzki, Kevin Love…

Vị trí C – Center – vị trí trung phong

Ở các vị trí cơ bản trong bóng rổ thì Center là người sở hữu vóc dáng cao to nhất đội với phạm vi hoạt động tại khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang. Những cầu thủ này có nhiệm vụ chặn đối phương ghi điểm (block), bắt bóng bật bảng (rebound) và ghi điểm vào bảng rổ của đối phương.

Vị trí Center - Trung phong

Theo các HLV, một trung phong giỏi cần biết hạn chế tối đa việc dẫn bóng, nhanh chóng chiếm vị trí lợi thế để tiếp bóng hoặc đè người giúp đồng đội ghi điểm.

Bên cạnh đó, cầu thủ cũng phải có khả năng lên rổ tốt tại những vị trí sát bảng rổ và chơi mạnh mẽ, dứt khoát. Trong lịch sử bóng rổ thế giới, rất nhiều gương mặt nổi tiếng với vị trí C trong bóng rổ như: Hakeem Olajuwon, Shaquille O’Neal, Yao Ming, Wilt Chamberlain…

Hybrid Positions – Vị trí đặc biệt

Bên cạnh các vị trí trong bóng rổ vừa kể trên thì bộ môn này còn có thêm Hybrid Positions – vị trí lai hay vị trí phi truyền thống. Những cầu thủ này thường là người không hoàn toàn phù hợp ở 5 vai trò kể trên.

Hybrid Positions - Vị trí đặc biệt

Hybrid Positions có khả năng luân chuyển qua lại giữa các vị trí trong bóng rổ khác nhau. Miễn sao cầu thủ thích hợp với thế trận cũng như tình huống diễn ra trên sân thi đấu là được.

Chính vì vậy, Hybrid Positions sẽ là một trong những người am hiểu đa dạng các vị trí cùng lúc. Đồng thời, cầu thủ này cũng phải sở hữu chiều cao cùng các kỹ năng thích hợp với nhiều vai trò khác nhau.

Cách bố trí đội hình cơ bản trong bóng rổ hiện đại

Cach bo tri doi hinh co ban trong bong ro hien dai

Bên cạnh việc tìm hiểu các vị trí trong bóng rổ 3×3 thì một đội hình cơ bản sẽ được bố trí dựa theo những hình thức tấn công khi thi đấu như sau:

  • Tấn công chớp: Lúc này, đòi hỏi các cầu thủ phải có phản xạ và tốc độ nhanh sẽ sắp xếp trải ra 2 bên cánh. Nhờ đó, đường chuyền bóng được đảm bảo nhằm tạo ra những cú ném bất ngờ. Nhiệm vụ là tạo thành hàng phòng thủ vững chắc giúp hạn chế các pha tấn công từ đối phương. Đồng thời, cách bố trí này còn mang đến cơ hội tấn công chủ động khiến đội bạn khó có thể lường trước được.
  • Tấn công thiết lập: Trong cách bố trí này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vị trí nhằm tạo ra những pha ghi điểm chuẩn xác. Khi đó, cầu thủ có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau để giúp chắc chắn từng đường bóng.
  • Tấn công cơ động: Cách bố trí này dựa trên những đặc điểm của hàng phòng ngự đối phương. Lúc này, đòi hỏi các cầu thủ phải có tính kiên nhẫn, không được nóng vội để chờ đợi thời cơ phù hợp.
  • Tấn công khu vực dựa theo thể thức 1 kèm 1: Với đội hình này, các vị trí trong bóng rổ được sắp xếp sao cho gia tăng sức mạnh tấn công và phòng ngự trên sân nhà tốt. Nhờ đó, có thể tìm ra sơ hở của đối phương để thực hiện những pha tấn công hiệu quả.
  • Tấn công dàn trải thường áp dụng khi trận đấu đi vào những phút cuối cùng. Mục đích của cách bố trí này là đánh lạc hướng đối thủ và tạo ra pha ghi điểm cuối cho đội nhà.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về các vị trí trong bóng rổ cũng như cách bố trí đội hình được chia sẻ bởi nhiều HLV lâu năm từ trang bóng rổ hanhdongvihanoi.

Hy vọng rằng một số thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn thể thao hấp dẫn này. Chúc anh em người chơi sẽ tìm được vị trí phù hợp với khả năng và lợi thế của mình để giành về chiến thắng trong các trận đấu sắp tới.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts